Tuesday 10 January 2017

23 Canh Tang Sở 庚桑楚

trích:
Trang Tử 莊子 Nam Hoa Kinh
 
(I)Canh Tang Sở (I)
1.







使









2.

















3.











4.




























1.
Học trò Lão Đam, có người là Canh Tang Sở, riêng hiểu đạo của Lão Đam, sang Bắc, ở núi Úy Lũy.
Đầy tớ thầy, hạng ngôn ngoan rạch ròi bỏ thầy (1)!
Vợ lẽ thầy, hạng chầm vập yêu thương xa thầy (2)!
Lũ ỏng bủng cùng thầy ở! Phường lem luốc để thầy sai (3)! Ở ba năm, miền Úy Lũy khá to!
Dân ở Úy Lũy nói với nhau rằng:
— Thầy Canh Tang Sở lúc mới đến, chúng ta bâng khuâng lấy làm lạ. Nay chúng ta: ngày tính ra không đủ (4)! năm tính ra thì có thừa! Có lẽ thánh nhân chăng? Các bác! Sao ta không cùng nhau lập đền đài mà thờ phụng?

2.
Thầy Canh Tang Sở nghe chuyện, quay mặt sang nam bẽn lẽn. Học trò lấy thế làm lạ.
Thầy Canh Tang nói:
— Các con! Có lạ gì ta? Kìa hơi xuân tới mà trăm loài cỏ xanh! Thu vừa sang mà muôn của báu thành! Kìa xuân cùng thu phải rằng không có đức gì mà được thế sao? Đạo cả đã nhuần thấm rồi! Ta nghe bậc chí nhân ngồi trơ trong chiếc nhà bao tường đất, mà trăm họ rông cuồng, không biết là đi đâu… Nay đem dân miền Úy Lũy, mà lén lút muốn dâng cỗ bàn cho ta ở giữa đám hiền nhân! Ta có lẽ là hạng người môi gáo sao? Vì thế ta bẽn lẽn với lời của Lão Đam.
3.
Học trò thưa:
— Không phải thế! Kìa trong rạch một tầm, một trượng, cá lớn không có chỗ dong thân mà bống, mại là giỏi! Trên gò (5) một bước, một nhận, muông lớn không có chỗ náu hình, mà cầy, cáo (6), là hay! Vả chăng tôn người hiền; cất người tài; lấy thiện và lợi làm đầu; thì xưa Nghiêu, Thuấn đã thế rồi, huống chi là dân Úy Lũy! Thầy cũng nghe họ thôi!
4.
Thầy Canh Tang bảo:
— Các con lại đây! Kìa giống muông lật xe, một mình lìa núi, thì không khỏi cái lo bẫy lưới. Loài cá nuốt thuyền, mắc cạn mà mất nước, thì kiến, bọ có thể làm khổ được. Cho nên chim không chán cao; cá, giải không chán sâu. Mà con người giữ toàn xác và sống của mình, giấu thân mình, cũng không chán sâu xa, kín đáo mà thôi. Vả lại hai người vua ấy, lại đâu đáng để ngợi khen. Về sự phân biệt của họ, khác nào khoét láo tường, vách, mà trồng cỏ bồng, cỏ tranh! Lần từng sợi tóc mà chải đầu! Đếm từng hạt gạo mà thổi cơm! Len lén vậy, lại đâu đủ để giúp đời! Cất người giỏi thì dân khuynh loát nhau. Dùng người khôn thì dân ăn trộm nhau. Mấy cách ấy, chẳng đủ cho dân thuần hậu. Đối với lợi, dân nó siêng năng lắm. Con có kẻ giết cha! Tôi có kẻ giết vua! Ban ngày ăn trộm! Giữa trưa khoét ngạch! Ta bảo các con, cái gốc loạn lớn sinh ra từ thời Nghiêu, Thuấn. Mà cái ngọn còn mãi cho đến sau nghìn đời. Sau nghìn đời, tất có chuyện người với người ăn thịt lẫn nhau!