Tuesday 25 December 2018

smartphone


Các từ điển có thể xem trên smartphone:

Chú ý

Để tránh ảnh hưởng qua lại, xin đóng lại các trang từ điển tương ứng dùng cho PC


http://www.vietnamtudien.org/hanviet/smart.php

http://www.vietnamtudien.org/phatquang/smart.php

http://www.vietnamtudien.org/tc2/smart.php
Xem thêm: FAQ















Friday 2 November 2018

001 Thủ vĩ ngâm





[bài 1] (Thủ vĩ ngâm)

Góc thành nam lều một n,
No nước uống thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn dường ai quyến,
Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải,
Góc thành nam lều một n.




Chú thích

(001.3) con đòi: con ở.
(001.3) quyến: quyến rũ, dụ dỗ. 
(001.6) thú thứa: <từ cổ> xuềnh xoàng, không cẩn thận, không vén khéo (xem: Trần Trọng Dương, Huình Tịnh Của).
(001.6) vằn: con vằn, con vện, con chó.

Ngẫm ngợi

Nguyễn Trãi thi đỗ tiến sĩ (1400) đời nhà Hồ. Khi cha ông (Nguyễn Phi Khanh) bị quân Minh bắt về Kim Lăng, ông theo khóc, lên đến cửa Nam Quan không chịu trở lại. Cha ông bảo rằng: "Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ đi theo khóc lóc mà làm gì?" (xem: Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim).
 

Bài thơ tả rõ tình cảnh tù túng chật vật của một người lo nước thương nòi, nhưng đang bị giam lỏng trong thành Đông Quan.

Góc thành nam lều một căn

Câu thơ ghi 2 lần ở đầu và cuối bài thơ (theo lối thủ vĩ ngâm) mang âm hưởng kì lạ: ý chí vùng vẫy tìm đường giải thoát quê hương dân tộc khỏi vòng nô lệ Bắc phương.
 



Monday 11 June 2018

Tài liệu tham khảo


e-TC2
Tự Điển THIỀU CHỬU Hán Việt đối chiếu & khảo đính
http://www.vietnamtudien.org/tc2/

(1) Hán Việt Tự Điển, Biên tập Thiều-Chửu, 1942, Nhà in Đuốc-Tuệ, 73, Phố Richaud, HANOI
(2) Hán Việt Tự Điển, 漢越字典, Thiều-Chửu, 2000, Nhà xuất bản TP. HCM
(3) 漢越字典 Hán Việt Tự Điển Thiều Chửu, 2003, http://www.vietnamtudien.org/thieuchuu/
(4) Xue Sheng Zi Dian Data, http://kanji-database.sourceforge.net/dict/xszd/
(5) http://dict.variants.moe.edu.tw/variants/rbt/home.do
(6) [二一四部首各種形體歸併表]




























Dự án e-TC2


Tự Điển THIỀU CHỬU Hán Việt đối chiếu & khảo đính
http://www.vietnamtudien.org/tc2/

Bộ Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu xuất bản năm 1942, cho đến hôm nay vẫn được coi là một tài liệu tham khảo quan trọng cho những người học hỏi và nghiên cứu Hán ngữ.

Cuốn sách này đã được tái bản hơn 10 lần, đã được biên tập lại theo kĩ thuật gõ và in chữ bằng máy điện toán.  Khoảng năm 2000, nó còn được chuyển sang dạng điện tử xem được trên Internet hoặc làm thành softwares viết bằng ngôn ngữ Java  để tra tự điển trên máy PC.

Trong những bản biên tập theo kĩ thuật mới, hình thức trình bày được cải tiến rõ rệt so với bản in gốc năm 1942. Các lỗi chính tả chữ Quốc ngữ được sửa đúng theo những tiêu chuẩn mà phần lớn  đã được chấp nhận bây giờ. Nội dung văn bản sách in của Thiều Chửu nói chung rất được tôn trọng. Ngoại trừ một rất ít sai sót gặp phải trong công việc sao chép, và vài thí dụ hoặc trích dẫn thêm vào trong bản điện tử mà không có ghi dấu rõ ràng (để phân biệt với nguyên văn).

Tuy nhiên, văn bản Thiều Chửu từ đầu, vốn đã có một số «vấn đề», đó là:

  • Thiều Chửu dùng một số từ cổ (như: thửa, chưng, bui...) có phần khó hiểu đối với độc giả ngày nay;
  • Thiều Chửu dịch, theo cách riêng của ông, một số danh từ khoa học kĩ thuật (hình vuông đứng, khoa học tính...) mà ngày nay ít ai biết;
  • Thiều Chửu dùng một số tiếng Việt gốc Pháp (như: kê-môn, mền-đay, lô-cốt...) ít còn thông dụng;
  • Một số định nghĩa quá vắn tắt;
  • Nhiều câu văn rất tối nghĩa.

Vào khoảng năm 2010, chúng tôi tìm ra được một website tự điển chữ Hán do một nhóm học giả người Nhật thực hiện, gọi tên là: 學生字典データ Xue Sheng Zi Dian Data (4, cf. Tài liệu tham khảo). Đọc qua, thì thấy cấu trúc và nội dung gần như y hệt bộ tự điển của Thiều Chửu. Sau khi khảo sát thêm, chúng tôi nghĩ rằng đây chính là văn bản gốc mà Thiều Chửu đã dùng để biên tập tự điển của ông.

Hôm nay, chúng tôi quyết định mở đầu một dự án mới, gọi là:

Tự Điển THIỀU CHỬU
Hán Việt đối chiếu & khảo đính (e-TC2)

Mục tiêu chính: thực hiện một công cụ mới, chính xác và tiện dụng cho việc tra cứu bộ sách của Thiều Chửu in năm 1942 tại Hà Nội.

Gọi là Hán Việt đối chiếu: vì các định nghĩa có 2 cột: cột bên trái tiếng Việt (nguyên văn sách in của Thiều Chửu), cột bên phải Hán văn (trích từ website Xue Sheng Zi Dian Data (4), cf. Tài liệu tham khảo).

Gọi là khảo đính: vì dựa theo bản Hán văn, chúng tôi đã giải thích được một số những «vấn đề» ghi trên: từ cổ, danh từ khoa học kĩ thuật, từ Việt gốc Pháp… Hơn nữa, nhờ so sánh với bản Hán văn, người đọc có thể hiểu rõ hơn một số định nghĩa nhiều khi rất vắn tắt trong sách của Thiều Chửu hoặc phát hiện một số sai sót (phiên âm sai, lỗi nhà in, v.v.).

Nguyên tắc biên tập

  • Hết sức tôn trọng nội dung nguyên tác,
  • Thay đổi chút ít cách trình bày (trong sách in) để thích ứng với dạng điện tử,
  • Đánh số các định nghĩa một cách chính xác hơn,
  • Sửa chữa một số sai sót (dựa theo bản chữ Hán),
  • Thiều Chửu dùng nhiều chữ cổ, chúng tôi giữ nguyên, nhưng thêm vào ghi chú (dựa theo bản chữ Hán),
  • Thêm những thí dụ hoặc bổ túc những thí dụ có sẵn, chú thêm (xuất xứ, tên tác giả…) để làm sáng tỏ một số định nghĩa. 
  • Ngoài ra, trong phiên bản này, có thêm vào một số mục từ vài tranh vẽ hoặc hình ảnh, để minh họa một cách cụ thể cho những định nghĩa, khi cần thiết.

Quy ước

1) Những đoạn ghi chú thêm: đánh dấu bằng kí hiệu

2) Những sai sót phát hiện được:  đánh dấu bằng kí hiệu

3) Một số định nghĩa "rất lạ", không có trong bản Hán văn và chưa tìm ra nguồn gốc: đánh dấu bằng kí hiệu
 
4) Thiều Chửu dịch khá sát với bản Hán văn, tuy thường lược bớt phần ghi xuất xứ, tác giả, tác phẩm… trong các câu thí dụ hoặc trích dẫn, nhưng giải thích thêm khá nhiều thuật ngữ Phật giáo. Đúng như ông lời ông đã viết trong Mấy lời nói đầu: «biên tập tự điển» là «theo đuổi công việc hoằng dương Phật pháp». Những thuật ngữ Phật giáo này được đánh dấu bằng kí hiệu






Soạn giả kính cáo,

Đặng Thế Kiệt
(2018-06-11)











e-TC2: Cách sử dụng


Website e-TC2 http://www.vietnamtudien.org/tc2/

Xem được trên máy PC và thích ứng với smartphone.

Có 4 cách xem các mục từ:

1) [Xem cả bộ thủ]
Gõ số bộ thủ (thí dụ: 030) hoặc tên bộ thủ (thí dụ: Khẩu).

Tất cả các mục từ thuộc bộ thủ này hiện ra trên màn ảnh, theo thứ tự số nét từ nhỏ tới lớn.
Chú ý: Trong một số trường hợp mà con số mục từ quá lớn, những trang tự điển sẽ được tách ra làm nhiều phần.

Thí dụ: bộ Thổ 032 có 2 phần:
土 032 #1 bộ Thổ (0-8n)
土 032 #2 bộ Thổ (9n-)

2) [Tìm theo bộ]
Click lên link bộ thủ (1-214) muốn tìm.
Click lên link số nét (thêm ngoài bộ thủ).

3) [Âm HV]
Gõ âm đọc chữ Hán (theo vần abc)

4) [漢]
Gõ chữ Hán mục từ muốn tìm.












e-TC2: infos

















Saturday 2 June 2018

xem Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn trên smartphone


Có thể xem Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn version thích hợp với màn ảnh nhỏ trên smartphone (responsive) như sau:

Click lên icon smartphone trên trang chủ
http://www.vietnamtudien.org/hanviet/


Kết quả:

漢越辭典摘引
Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn



Dang The Kiet


[Từ 辭]   [Bộ 部]   [Nét 畫]
[Phiên 翻]   [Hoán 換]

Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng hỗ tương trên hai phiên bản cho PC và cho smartphone, xin đóng lại trang web http://www.vietnamtudien.org/hanviet/ dành cho PC.

Cách hay nhất là trên smartphone gõ thẳng URL sau đây:

http://www.vietnamtudien.org/hanviet/smart.php




Thursday 3 May 2018

websites ref



dictionnaires

anglais-francais
https://www.larousse.fr/dictionnaires/anglais-francais/referee/606657
https://www.linguee.fr/anglais-francais/traduction/academic+referee.html
https://dictionary.cambridge.org/fr/dictionnaire/anglais-francais/referee


chinese
Moedict-desktop 萌典桌面版
https://racklin.github.io/moedict-desktop/download.html
popupchinese
http://www.popupchinese.com/tools/adso
中華民國教育部
http://dict.revised.moe.edu.tw/cbdic/
http://dict.variants.moe.edu.tw/variants/rbt/home.do
http://140.111.1.40/suoa/suoa.htm
國語辭典
https://dacidian.18dao.net/
中文大辭典
http://ap6.pccu.edu.tw/dictionary/index.asp
筆順字典
https://strokeorder.com.tw/
Animated Chinese Characters
http://lost-theory.org/ocrat/chargif/


漢語大詞典
https://dacidian.18dao.net/zici/%E4%BA%BA
https://dic.academic.ru/contents.nsf/chi_big_enc/

http://www.chinesewords.org/ 
http://www.chinesewords.org/wisdom/show-6219.html 
Mandarin-English Dictionary & Thesaurus
https://www.yellowbridge.com/chinese/dictionary.php
词典网
http://www.cidianwang.com

新华字典
https://zidian.911cha.com/zi62bb.html

佛光大辭典 Phật Quang Đại Từ Điển
https://www.fgs.org.tw/fgs_book/fgs_drser.aspx

佛典故事 Phật điển cố sự
https://www.ctworld.org.tw/sutra_stories/index.htm



http://mazii.net/


sanskrit
http://www.visiblemantra.org/alphabet.html
http://sanskritdictionary.com/?q=paṃ&iencoding=&lang=






















Friday 30 March 2018

Guillaume Apollinaire



Mùa Thu Chết - nhạc Phạm Duy - Lệ Thu hát


L'Adieu 
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souvients-toi que je t'attends.


Lời Vĩnh Biệt - Bùi Giáng dịch
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đuợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...

bois de Vincennes 2018






















Sunday 18 March 2018

thơ phổ nhạc


http://www.vietnamtudien.org/thophonhac/thvienxu_hchi.html

Huyền Chi

Thuyền Viễn Xứ - nhạc Phạm Duy - Lệ Thu hát


Ra khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ bến tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi! Câu hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang
Sau mùa mưa gió phũ phàng
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa
Lệ nhòa như nước sông Đà
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi
Hai bờ sông cách biệt rồi
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh
Ngàn câu hát buổi quân hành
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa
Biết bao thương nhớ cho vừa
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường... lại đi...

Chọn Tên Thi Sĩ
Apollinaire
Bùi Thanh Tuấn
Cẩm Vân
Chu Nguyên Thảo
Cung Trầm Tưởng
Dáng Thơ
Diệu Hương
Du Tử Lê
Dương Đình Hưng
Dương Văn Thiệt
Đinh Hùng
Đỗ Trung Quân
Giáng Vân
Hàn Mặc Tử
Hòang Cầm
Hòang Ngọc Ẩn
Hoàng Trúc Ly
Hòang Xuân Sơn
Hồ Dzếnh
Huy Cận
Huyền Chi
Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm
Hư Vô
Hữu Loan
Kiên Giang
Kiều Mộng Hà
Kim Tuấn
Linh Phương
Lưu Trọng Lư
Miên Du
Minh Đức Hòai Trinh
Mùi Quí Bồng
Nhã Ca
Nhất Tuấn
Ngọc Hân
Nguyên Sa
Nguyễn Bính
Nguyễn Nhược Pháp
Nguyễn Tất Nhiên
Nguyễn Thị Hoàng
Phạm Nhuận
Phạm Ngọc
Phạm Thế Trường
Phạm Thị Ngọc Liên
Phạm Thiên Thư
Phan Thị Thanh Nhàn
Phan Vũ
Phong Sơn
Quang Dũng
Tản Đà
Thái Can
Thái Thụy Vy
Thái Tú Hạp
Thâm Tâm
Thanh Tâm Tuyền
Thảo Phương
Thế Lữ
Tô Như Châu
Trần Dạ Từ
Trần Mộng Tú
Trần Trung Đạo
Trần Văn Lương
Trịnh Cung
Trường Đinh
T.T.Kh.
Vũ Anh Khanh
Vũ Hòang Chương
Vương Ngọc Long
Vũ Hữu Định
Xuân Diệu
Xuân Quỳnh
Y Nguyên
Yên Thao








Sunday 4 March 2018

từ điển dịch thuật Hán Việt



https://tudien-dichthuat-hanviet.blogspot.fr/2018/03/t.html

t

tại mê vọng đích thế giới trung lưu chuyển bất đình 在迷妄的世界中流轉不停: trôi lăn trong thế giới mê vọng không ngừng
tam giới 三界: ba cõi
tâm địa hàm chủng 心地含種: đất tâm ngậm chứa hạt giống (nghĩa là trong tâm phàm phu chứa đựng chủng tử có khả năng phát triển thành quả Phật bồ đề).
tất cánh 畢竟: kết cục
tất cánh 畢竟: rốt ráo
tẩy địch 洗滌: rửa ráy
tế vi 細微: nhỏ nhiệm
tị nạn 避難: lánh nạn
tiên khu 先驅: mở đường
tốc tật 速疾: nhanh chóng
tư duy 思惟: suy nghĩ
tự hành hóa tha 自行化他: tu hành cho mình và giáo hóa người khác
tùy phong phiêu đãng 隨風飄盪: vật vờ bay theo gió

 ...